Chênh Lệch Giá Vàng Mua Vào Và Bán Ra: Tại Sao Bạn Luôn Thua Lỗ? Ai Là Người Đứng Sau?

Khi giá vàng có những biến động mạnh mẽ nhất, thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận nhất thì đây lại là lúc các nhà đầu tư tay mơ với hy vọng đổi đời từ vàng thua lỗ nặng nề nhất. Và tôi chắc chắn 1 điều rằng, những ai lỗ nặng nhất trong đợt giá vàng “chao đảo” những ngày qua sẽ đều ngấm và hiểu rõ điều này: “Chênh lệch giá mua/bán vàng – con dao siết cổ dân đầu cơ vàng”.

Vậy chênh lệch giá vàng mua vào bán ra là gì? Tại sao phải có sự chênh lệch này? Bài viết này tôi sẽ giải thích tất cả cho các bạn. Đặc biệt là những ai còn chưa dính đòn khi chênh lệch giá mua/bán vàng biến động mạnh. 

Chênh lệch giá vàng mua vào bán ra là gì? Tại sao phải có sự chênh lệch này?

Không chỉ có vàng mà tất cả các loại hàng hóa trên thị trường đều có chênh lệch giá mua – giá bán. 

Chênh lệch giá mua – giá bán (tiếng Anh: Bid-ask spread) là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường. Chênh lệch giá mua – giá bán về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán.

Chênh lệch giá mua/bán vàng là gì? Tại sao phải có chênh lệch giá mua/bán.
Chênh lệch giá mua/bán vàng là gì? Tại sao phải có chênh lệch giá mua/bán.

Như vậy, chênh lệch giá chào mua – chào bán của vàng là phần lệch giữa giá thấp nhất mà người bán muốn bán và giá cao nhất mà người mua muốn mua. 

Một cá nhân khi tham gia vào thị trường (mua hoặc bán hàng hóa) sẽ nhìn vào mức giá đang chào mua nếu muốn bán và ngược lại nhìn vào mức giá đang chào bán nếu muốn mua.

Tại sao phải có sự chênh lệch giá mua vào và bán ra?

Để hiểu rõ hơn vì sao lại có giá chào mua và chào bán? Tôi sẽ lấy ví dụ vào thị trường vàng Việt Nam để minh họa cho bạn hiểu.  

Thị trường vàng nước ta có 2 thành phần tham gia chính là nhà giao dịch (ở đây bao gồm cả dân đầu tư, đầu cơ và lướt sóng vàng) và nhà tạo lập (các cơ sở doanh nghiệp có quyền kinh doanh và giao dịch vàng).

Chênh lệch giá mua/bán vàng ở Việt Nam biến động mạnh trong thời gian qua
Chênh lệch giá mua/bán vàng ở Việt Nam biến động mạnh trong thời gian qua

Nhà tạo lập thị trường tạo ra độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán của vàng. Khoảng chênh lệch này chính là phí giao dịch khi bạn mua bán vàng. Chúng ta với vị thế là nhà giao dịch sẽ mua ở mức giá chào bán và bán ở mức giá chào mua. Các doanh nghiệp thì ngược lại họ mua ở giá chào mua và bán ở giá chào bán.

Mô hình mua thấp bán cao này đem lại lợi nhuận thỏa mãn cho họ bởi khi khoảng chênh lệch giá càng lớn thì các doanh nghiệp này sẽ mua càng ở thấp và bán càng được giá. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao những ngày vừa qua vàng SJC có những lúc chênh lệch lên tới hơn 4 triệu đồng/lượng rồi chứ?

Chênh lệch giá mua/bán vàng phản ánh thị trường vàng

Một nhà đầu tư chuyên nghiệp và tinh tế khi nhìn vào chênh lệch giá mua/bán vàng có thể biết được thị trường đang như thế nào. Giá chào mua đại diện cho cung và giá chào bán đại diện cho cầu của tài sản đó. Khi chênh lệch này dãn ra họ sẽ biết các nhà môi giới vàng đang “giở trò” để thao túng thị trường, họ sẽ không tham gia vào thị trường nữa. 

Chênh lệch giá mua/bán vàng phản ánh thị trường vàng
Chênh lệch giá mua/bán vàng phản ánh thị trường vàng

Khối lượng chào mua và khối lượng chào bán ảnh hưởng mạnh mẽ đến chênh lệch giá mua – giá bán. Khoảng chênh lệch này rộng ra khi một bên mạnh hơn hay khi cả hai bên đều không mạnh. 

Ảnh hưởng chênh lệch giá mua – giá bán đối với thanh khoản

Sự khác nhau giữa chênh lệch giá mua – giá bán của tài sản này khác với tài sản khác chủ yếu là vì thanh khoản của chúng (khả năng quy đổi ra tiền mặt). Chênh lệch giá là nhân tố để đo lường thanh khoản thị trường. Một vài thị trường có thanh khoản cao hơn những thị trường khác và được thể hiện qua mức chênh lệch giá mua – giá bán thấp. 

Ảnh hưởng chênh lệch giá mua – giá bán đối với thanh khoản

Thị trường vàng khi ít biến động có tính thanh khoản cao bởi khi đó chênh lệch giá mua – giá bán vàng rất thấp. Chỉ chiếm 0.3% – 0.5% giá vàng. Cùng với khả năng trú ẩn an toàn mỗi khi có biến động, thị trường vàng luôn là một trong những thị trường có tính thanh khoản cao nhất. Do vậy, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể quy đổi ra tiền nếu cầm vàng trong tay. 

Biến động chênh lệch giá mua/bán vàng – lý do khiến bạn luôn thua lỗ

Đây là điều tôi đã cảnh báo các bạn trong bài viết trước của mình. Việc làm rộng khoảng cách giữa giá mua – giá bán vàng ở thị trường vàng Việt Nam thời gian vừa qua là một chiêu trò có chủ đích của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng nước ta. Với lý do giảm thiểu rủi ro, chênh lệch giá mua – giá bán vàng có những lúc đã lên tới gần 10% giá vàng. Đây thực sự là một con dao siết cổ dân đầu cơ và lướt sóng vàng. 

Ví dụ đơn giản như sau: Giả sử giá vàng ở một doanh nghiệp A niêm yết ở mức 50 triệu đồng/ lượng mua vào và 55 triệu đồng/lượng ở mức bán ra (chênh lệch 5 triệu/lượng). Có nghĩa là chênh lệch giá mua/bán vàng chiếm tới 10% giá vàng

Khi đó, nếu bạn mua vào 1 lượng thì bạn cần 55 triệu đồng và để có lãi 5% bạn cần giá vàng tăng lên 15%, tức là giá vàng phải được doanh nghiệp A mua vào ở mức 57.75 triệu/lượng và bán ra phải là 62,75 triệu/lượng. Tuy nhiên nếu giá vàng giảm 15%, tức là còn 42,5 triệu/lượng ở chiều mua vào và bán ra là 47,5 triệu thì nếu bạn bán ra để cắt lỗ, bạn sẽ phải chịu lỗ là (55-42,5)/55 = 22% tổng tiền bạn đầu tư vào. 

Giá vàng mua vào và bán ra của thương hiệu vàng miếng SJC đã có lúc lên tới 4 triệu đồng/lượng

Bạn sẽ thiệt thòi rất nhiều khi sự chênh lệch này dãn rộng ra. Và các cơ sở kinh doanh vàng sẽ kiếm bộn tiền nếu như bạn càng giao dịch vàng. 

Tổng kết

Trên thế giới, phí chênh lệch giá mua/bán vàng chỉ ở mức từ 0.02 – 0.5% chỉ ảnh hưởng nhỏ tới lợi ích của nhà giao dịch mà đã giúp cho các nhà môi giới vàng có đủ lợi nhuận để duy trì và hoạt động. Còn với Việt Nam, chênh lệch này là 5-10%. Đây là điều rất cần bạn lưu tâm khi đầu tư vàng hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào với vàng ở nước ta.

Các bạn đang đọc bài tại trang web giavangvietnam.com – Đây là nơi cung cấp đầy đủ các thông tin, tin tức, giá cả và kinh nghiệm đầu tư về vàng. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm hiểu biết về vàng cũng như kinh nghiệm khi đầu tư vàng nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.

4.8/5 - (554 bình chọn)

One Reply to “Chênh Lệch Giá Vàng Mua Vào Và Bán Ra: Tại Sao Bạn Luôn Thua Lỗ? Ai Là Người Đứng Sau?”

  1. mấy nay đang tìm hiểu về thị trường vàng để đầu tư thì tình cờ bắt gặp bài viết này, rất dễ hiểu và chất lượng, cảm ơn tác giả bài viết rất nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *