Lịch Sử 100 Năm Giá Vàng – Mối Quan Hệ Giữa Vàng Và USD Qua Các Cuộc Khủng Hoảng
Vàng là một loại tài sản đã tồn tại với con người hàng ngàn năm qua. Lịch sử phát triển và biến động của vàng luôn là tài liệu quý giá cho bất kỳ ai muốn đầu tư vào nó. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhìn lại lịch sử hơn 100 năm giá vàng.
Liệu những điều đã diễn ra trong quá khứ liệu lặp lại ở tương lai? Những dữ liệu này có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán cho giá vàng trong dài hạn hay không? Xin hãy để lại mọi ý kiến cũng như chia sẻ của bạn nhé.
Lưu ý: Mọi ý kiến, đánh giá của cá nhân tôi trong bài viết chỉ là thông tin để bạn tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư vàng hay bất kỳ hình thức nào khác.
Lịch sử 100 năm giá vàng
Trên mạng Internet hay các kênh thông tin ngày nay, không dễ để bạn có thể tìm kiếm được thông tin chính xác về giá vàng trong vòng 100 năm qua. Thật tình cờ khi vài hôm trước tôi có tìm được trên mạng 1 biểu đồ giá vàng có chiều dài thời gian lớn đến vậy (hơn 100 năm). Chính biểu đồ này đã giúp tôi nhận ra được nhiều điều trong quan điểm của tôi về vàng trong các bài viết trước. Có cái đúng, có cái sai, và đó là động lực khiến tôi làm bài viết này.
Đây là biểu đồ giá vàng hơn 100 năm qua được tổng hợp bởi trang macrotrends.net
Nhìn vào biểu đồ này bạn thấy được điều gì? Tôi có thể tóm tắt sơ qua về lịch sử giá vàng 100 năm qua như sau. Giá vàng thế giới 100 năm qua chia thành 2 giai đoạn chính. Đó là trước và sau năm 1971 – năm mà chế độ bản vị vàng (Gold Standard) bị xóa bỏ. Trong 2 giai đoạn này, giá vàng có những diễn biến khác nhau.
Trước năm 1971, USD được neo giá bởi vàng. Nên giá vàng không có nhiều biến động theo USD. Phần lớn thời gian là giữ giá.
Giai đoạn thứ 2 là từ năm 1971 tới nay, đây là giai đoạn mà USD không còn bị phụ thuộc vào vàng nữa. Giá vàng về cơ bản là tăng. Có những đợt điều chỉnh giảm nhẹ nhưng đặc biệt giá vàng biến động mạnh trong các cuộc suy thoái và khủng hoảng (các vạch màu xám).
Với biểu đồ này, chúng ta có thể thấy sau khi bản vị vàng bị xóa bỏ USD và vàng không còn có mối liên hệ với nhau. Nhưng điều mà tôi sắp chia sẻ sau đây có thể sẽ làm bạn rất bất ngờ đấy.
Giá vàng cao nhất mọi thời đại đạt được vào năm 1980 chứ không phải 2011
Dưới đây vẫn là biểu đồ lịch sử giá vàng 100 năm theo USD, tuy nhiên ở biểu đồ này khác với biểu đồ trên là đã có thêm cả lạm phát. Với biểu đồ này chúng ta sẽ có cái nhìn rất khác về vàng.
Theo biểu đồ này bạn thấy được đỉnh cao nhất mọi thời đại của giá vàng đạt được vào năm 1980 là 2257 $/ozt chứ không phải là 2011 như các biểu đồ khác. Và đặc biệt, đây là đợt khủng hoảng kinh tế thế giới kéo sức mạnh đồng USD xuống thấp nhất kỷ lục. Liệu đây có phải là ngẫu nhiên? Tại phần tiếp theo tôi sẽ làm rõ cho bạn câu hỏi này.
Tương quan giữa vàng và USD qua các cuộc khủng hoảng
Mặc cho chế độ bản vị vàng đã được các thế giới bãi bỏ từ lâu nhưng tôi xin khẳng định USD và vàng luôn có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Tôi sẽ minh chứng cho bạn qua các cuộc khủng hoảng và suy thoái lớn trên thế giới từ sau năm 1971 để bạn hiểu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1970
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 là một minh chứng rõ nét cho thấy USD và vàng có mối liên hệ với nhau. Dưới đây là giá vàng và chỉ số USD Index trong giai đoạn 10 năm từ 1970 – 1980.
Trong 10 năm đó, giá vàng đã tăng từ 25$ lên tới hơn 650$/ozt. Còn USD Index thì giảm điểm từ 108 về 88 điểm. Và đặc biệt, các bạn hãy nhìn vào năm 1974 (vạch xám). Khi USD Index có những cú sụt giảm mạnh nhất thì vàng lại có những đợt tăng giá mạnh nhất.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Tiếp theo tôi sẽ đưa ra một ví dụ khác. Để bạn thấy mối tương quan này là rất rõ ràng.
Đây là biểu đồ liên hệ giá vàng và chỉ số USD Index trong giai đoạn từ 2006 tới 2011. Bạn có thấy nó tương quan không ạ. Khi USD Index tăng thì vàng giảm và ngược lại khi vàng tăng thì USD Index lại giảm. Giai đoạn từ cuối 2007 tới đầu 2009 cho ta cái nhìn rõ nhất về mối tương quan này.
Và không chỉ là trong khủng hoảng, tại mọi thời điểm, chỉ số sức mạnh đồng đô la Mỹ với giá vàng luôn có mối liên hệ với nhau. Biểu đồ mối liên hệ USD Index và giá vàng trong 10 năm gần nhất minh chứng cho điều đó.
Chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng do Covid-19 và các bất ổn của nền kinh tế thế giới. Việc dự đoán giá vàng trong thời điểm này bắt buộc phải dựa theo sức mạnh của USD và tình hình nền kinh tế Mỹ. Tôi không khẳng định rằng USD là yếu tố mấu chốt quy định giá vàng. Nhưng đây là một trong những chỉ số chắc chắn phải nắm rõ trước khi quyết định làm gì với vàng.
Giai đoạn đầu năm 2020 khi chúng ta bắt đầu bước vào khủng hoảng, USD đã lên ngôi như là một loại tiền mặt tốt nhất dùng để trú ẩn. Và bây giờ là vàng, câu nói tiền mặt là vua trong khủng hoảng chỉ đúng 1 nửa nếu xét trong tương quan USD vàng.
Tổng kết
Thị trường là nơi mà những gì đã xảy ra trong quá khứ chắc chắn sẽ xảy ra. Đây là một câu nói kinh điển và là tiền đề cho phân tích kỹ thuật thị trường. Tôi hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về vàng khi xem nó là kênh đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng này. Xin chào và hẹn gặp lại.
Gold price goes against the greenback, có nghĩa là giá vàng đi ngược với đồng đôla. Qui luật đó ai cũng hiểu nên cũng không cần phải chứng minh. Tuy nhiên, có đôi lúc hai thứ này đi cùng chiều khi xuất hiện rủi ro,
giới đầu tư tìm đến cả hai kênh vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ (T-bond).
Giai đoạn 1980-1981 là do khủng hoảng chính trị khi Toà Đại sứ Mỹ ở Iran bị bao vây và tất cả bị giam giữ làm con tin trong suốt 444 ngày. Có lúc Mỹ định dùng đến giải pháp quân sự và lo sợ nguồn cung dầu thế giới sẽ đứt đoạn cho nên giá vàng tăng từ hơn $200 lên $840/oz. Nhưng nếu tính theo giá trị sức mua của đồng đôla khi đó và lạm phát lũy tiến thì giá vàng có thể trên $2000 hoặc hơn $4000 tuỳ theo cách tính của người tính. Bác nên làm thêm bài so sánh về giá vàng và giá dầu tỉ lệ thuận với nhau như thế nào trong vòng 100 năm qua. Tất nhiên là bỏ qua giai đoạn đầu cho tới ngày 15-8-1971 khi TT Nixon ký Sắc lệnh 11615 liên quan đến “đóng cửa kho vàng” tức hủy bỏ hệ thống Brentton Woods để khỏi chảy máu kho vàng khi các chủ nợ Mỹ không chịu lấy đôla mà muốn đem vàng về nước khi TT Pháp lúc bấy giờ là Charles De Gaulle gợi ý với Nixon.
Khủng hoảng chính trị và ngoại giao (1980-1981) khác với khủng hoảng tài chánh (2008-2011) và khủng hoảng virus (2019-2021) kỳ này. Hai cái đầu liên quan trực tiếp đến Mỹ, còn cái sau liên quan đến toàn bộ thế giới.
Khủng hoảng lần này do con Noble corona virus gây ra, cho nên muốn ngăn chặn được khủng hoảng thì phải tìm ra thứ diệt con virus này. Đó chính là vắc-xin trị COVID-19. Một khi đã có vắc-xin thì người ta kỳ vọng kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng. Và khi đó vàng sẽ chảy như chưa từng chảy. Vắc-xin này chỉ còn tính theo tháng.
Sẽ phân tích và do sánh về sự khác nhau giữa khủng hoảng 2008-2011 và 2019-2021 nếu yêu cầu.
Tham khảo
Cảm ơn đóng góp quá chất lượng của bạn
Sẽ phân tích và do sánh về sự khác nhau giữa khủng hoảng 2008-2011 và 2019-2021 nếu yêu cầu.
=> Chính thức yêu cầu bạn,. đùa thôi, bác nói thêm cho ae rõ. Thanks
Ok bạn
Vàng ở VN sẽ chạm mốc 100tr cuối 2022 đầu 2023
gì ghê vậy bạn