Quan Hệ Giữa Giá Vàng Và Lãi Suất Cơ Bản Của FED
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) được cho là cơ quan tài chính quyền lực nhất thế giới. Những chính sách tiền tệ của FED luôn mang tới những ảnh hưởng to lớn của nền kinh tế toàn cầu nói chung và giá vàng nói riêng. Các động thái của tổ chức này luôn được các nhà đầu tư trên toàn thế giới theo dõi chặt chẽ. Họ cũng liệt kê FED vào danh sách các tin tức có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư và kinh doanh của họ.
Có nhiều ý kiến cho rằng, FED chính là nhà cái lớn nhất của thị trường vàng. Cụ thể hơn, bằng những chính sách như bơm tiền, tăng giảm lãi suất cơ bản, FED luôn làm cho giá vàng đi theo ý muốn của mình. Vậy liệu điều này có là sự thật? Việc tăng giảm lãi suất của FED có thực sự làm giá vàng biến động? Hôm nay tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu.
Vàng và lãi suất cơ bản của FED có thực sự liên quan với nhau?
Nhiều nhà phân tích xem xét việc tăng lãi suất của FED làm giảm giá vàng. Tuy nhiên tác động của việc tăng lãi suất đối với kim loại quý này, nếu có, vẫn chưa được biết rõ vì có rất ít mối tương quan chắc chắn giữa lãi suất và giá vàng. Thậm chí lãi suất tăng có thể có tác động tăng giá đối với vàng.
Giới đầu tư tin rằng: Vì lãi suất tăng khiến trái phiếu và các khoản đầu tư có thu nhập cố định khác trở nên hấp dẫn hơn. Tiền sẽ chảy vào các khoản đầu tư này (như trái phiếu và quỹ thị trường tiền tệ) và rời khỏi vàng khi lãi suất tăng cao hơn. Do đó, khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất quỹ liên bang chuẩn của mình, vàng sẽ suy yếu theo.
Ở 1 góc nhìn khác với vàng là một tài sản không sinh lãi
Khi FED định hình chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, nó ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế vĩ mô và thị trường vàng. Để hiểu rõ, bạn cần phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa.
– Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – lạm phát.
+ Khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ tăng. Khi chúng tăng nhanh hơn lạm phát, lãi suất thực tế sẽ tăng lên. Điều này là tiêu cực đối với vàng, một loại tài sản không sinh lãi.
+ Ngược lại, khi FED nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ giảm. Khi chúng giảm nhanh hơn lạm phát, lãi suất thực tế sẽ giảm xuống. Điều này làm nhà đầu tư có cái nhìn thiện cảm với vàng.
Lãi suất thực tế quan trọng hơn nhiều đối với giá vàng so với lãi suất quỹ liên bang. Bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây, không có mối tương quan chặt chẽ giữa lãi suất quỹ liên bang và giá vàng. Đã có nhiều trường hợp khi chu kỳ thắt chặt tiền tệ của FED đi kèm với sự đi lên của giá vàng.
Thứ hai, vàng là tài sản trú ẩn an toàn. Nó là thứ chống lại nền kinh tế Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư chọn vàng khi niềm tin của họ vào đô la Mỹ và khả năng kiểm soát nền kinh tế của FED giảm đi. Ngược lại, nếu FED khơi dậy niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế, họ sẽ mạo hiểm hơn và chuyển tiền từ nơi trú ẩn sang các tài sản rủi ro hơn.
Một cái nhìn lịch sử – Cuộc khủng hoảng năm 2008
Ví dụ tốt nhất về tác động quan trọng của FED đối với thị trường vàng là chương trình nới lỏng định lượng (bơm tiền và hạ lãi suất). Ban đầu, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, việc làm này có tác động tích cực đến giá vàng.
Đó là một chương trình mới và chưa từng có, nó làm mất niềm tin của các nhà đầu tư và gây ra nỗi sợ hãi về lạm phát hoặc thậm chí là siêu lạm phát. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Mỹ phục hồi sau một thời gian và không còn lạm phát. Niềm tin vào FED và nền kinh tế đã tăng lên. Như vậy, giá vàng đã bước vào thị trường giá xuống vào tháng 9/2011, chỉ hai tháng sau khi kết thúc đợt nới lỏng định lượng thứ hai.
Cá nhân bạn nghĩ gì về mối liên hệ này? Với tôi thì giá vàng và lãi suất cơ bản của FED có liên quan nhưng khá gián tiếp bởi sợi dây móc nối là giá trị đồng USD. Sự biến động của đồng bạc xanh vẫn là thứ giá vàng có các phản ứng nhanh nhất.
Tôi khuyến khích bạn tìm hiểu thêm về thị trường vàng – không chỉ về mối liên hệ giữa FED và giá vàng, mà còn về cách sử dụng thành công vàng như một khoản đầu tư và cách giao dịch có lãi. Cảm ơn vì đã đọc bài, xin chào và hẹn gặp lại.