Chu Kỳ Giá Vàng Tăng 10 Năm Và Cách Nền Kinh Tế Thế Giới Vận Hành Bởi FED

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình vàng luôn được xem như là một tài sản được ưa chuộng hàng đầu khi các biến động kinh tế trên phạm vi toàn cần diễn ra. Cứ mỗi khi chiến tranh, khủng hoảng, thiên tai, dịch bệnh ập đến thì người ta lại tìm tới vàng. Và có 1 sự thật là, những chu kỳ tăng giá mạnh mẽ nhất của vàng đều kéo dài 10 năm. Thường thì cứ sau 10 năm tăng giá, vàng sẽ giảm giá trở lại cho tới chu kỳ tăng tiếp theo. 

Bài viết hôm nay sẽ đi sâu giải thích điều này cũng như phân tích cách nền kinh tế toàn cầu vận hành bởi FED – Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ. Nắm rõ những yếu tố vĩ mô này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc dự đoán giá vàng trong trung và dài hạn. 

Lịch sử đã chứng kiến 3 lần chu kỳ giá vàng tăng trong 10 năm

Đó là các giai đoạn 1924 – 1933, 1970 – 1980 và 2000 – 2010. Dưới đây là biểu đồ giá vàng hơn 100 năm có tính cả lạm phát. Bạn có thể thấy giá vàng tăng mạnh nhất đều sau những biến cố có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới như chiến tranh thế giới thứ nhất, khủng hoảng dầu mỏ năm 1970 và bong bóng dotcom năm 2000. Nhưng tại sao chu kỳ lại là 10 năm, liệu đây có phải là sự ngẫu nhiên? 

Vàng đã có 3 chu kỳ tăng giá kéo dài 10 năm trong lịch sử
Vàng đã có 3 chu kỳ tăng giá kéo dài 10 năm trong lịch sử

Để trả lời cho câu hỏi này đầu tiên bạn cần hiểu rõ về cách nền kinh tế thế giới vận hành dưới bàn tay của FED – Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Sau khi đọc xong phần này, bạn sẽ tin rằng: Câu nói “FED là nhà cái lớn nhất thế giới” là hoàn toàn có cơ sở. 

Chu trình xén lông cừu của FED

Đây là cách mà người ta vẫn hay gọi về cách nền kinh tế toàn cầu vận hành.

Fed hay cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ thực hiện quy trình xén lông cừu qua các bước: Bơm – Thổi – Hút – Bể.

Đầu tiên, bạn hãy lấy bối cảnh là chúng ta vừa trải qua 1 cuộc khủng hoảng lớn, nền kinh tế kiệt quệ, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều bị tê liệt.

Khi đó hành động đầu tiên của Fed sẽ là bơm tiền.

Bơm

– Bơm là bơm tiền thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mỹ, chính phủ các nước khác sẽ mua trái phiếu Mỹ hưởng lợi suất trái phiếu theo từng kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm. Khi chính phủ Mỹ đã thu hút được lại nguồn lớn $ từ dân, từ các nước. Fed tiếp tục thực hiện hành động “bơm” tiền ra khắp thị trường trong nước và khắp thế giới bằng các gói cho vay, gói cứu trợ, phục hồi nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp khỏi phá sản…

Hoạt động bơm tiền của FED mở đầu cho chu trình xén lông cừu nền kinh tế thế giới
Hoạt động bơm tiền của FED mở đầu cho chu trình xén lông cừu nền kinh tế thế giới

USD là đồng tiền được dự trữ và có sức mạnh thanh khoản lớn nhất thế giới. Do đó, khi Mỹ bơm tiền ra lưu thông, không chỉ dân Mỹ mà các nước khác cũng sẽ vay đồng USD. 

Để vay được đồng $, người dân, doanh nghiệp trong và ngoài nước phải có tài sản thế chấp cho Fed. Như các nước sẽ dùng trái phiếu của nước đó để đổi lấy USD mang về. Khi đã có USD rồi, những nước này (chủ yếu là các nước đang phát triển) cũng sẽ in tiền ra để cứu nền kinh tế của nước mình. 

 Khi hoàn thành bước bơm này để “cứu sống cừu”. Fed tiến đến bước tiếp theo “Thổi” hay “vỗ béo cừu”

Thổi

Dòng tiền dư thừa trên trị trường thổi các loại bóng bóng tài chính phình to. Tiền dư đổ vào chứng khoán, vào vàng, vào bất động sản, kinh doanh, sản xuất.

Các doanh nghiệp làm ăn khấm khá, tiếp tục thế chấp để vay tiền các ngân hàng để kinh doanh, sản xuất. Đẩy các thị trường tiếp tục tăng cao tạo ra các bong bóng tài chính khổng lồ.

Những bong bóng tài chính khổng lồ là hệ quả của quá trình “thổi” bởi FED
Những bong bóng tài chính khổng lồ là hệ quả của quá trình “thổi” bởi FED

Giai đoạn này diễn ra ở đỉnh của suy thoái kinh tế. Đồng tiền mất giá, vàng ở trên cao, BĐS tăng, giá cả hàng hoá đều cao. Nhưng chi tiêu thắt chặt, hàng hoá tồn kho.

Cái vòng tròn bơm, thổi này lặp đi lặp lại tiếp tục đẩy lạm phát lên cao.

Khi đã thấy những “con cừu” của mình đủ lông để xén. Fed tiến đến bước tiếp theo “Hút”.

Hút

Hút ở đây là hút lại tiền, bỏ lại 1 núi nợ cho thế giới. Bằng cách tăng lãi suất tiết kiệm, dòng tiền từ dân sẽ đổ vào ngân hàng để lấy lãi suất cao. Từ đó ngân hàng tăng lãi suất cho vay. Dân bán vàng gửi tiết kiệm, vàng từ từ mềm đi và đi xuống.

Tăng lãi suất tiết kiểm khiến cho các doanh nghiệp hoạt động kém sẽ phải phá sản
Tăng lãi suất tiết kiểm khiến cho các doanh nghiệp hoạt động kém sẽ phải phá sản

Giai đoạn này diễn ra ở giai đoạn khi kinh tế khởi động lại. Doanh nghiệp bán bớt bất động sản lấy vốn làm ăn. Một mặt khác, cũng là lúc thị trường đào thải những doanh nghiệp kém hiệu quả. Lãi suất vay cao cộng với làm ăn kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ bị ngân hàng xiết nợ. Khi giai đoạn này kết thúc. Fed triển khai giai đoạn cuối của xén lông cừu “Bể”.

Bể

Việc tăng lãi suất của Fed làm thắt chặt nguồn cung tiền đồng thời kéo theo các nước khác cũng phải tăng lãi suất theo. Điều này dẫn đến các dòng tiền mới không được tạo ra làm khối lượng lớn tài sản như bất động sản, chứng khoán, vàng được thổi giá trước đó phải trở lại… mặt đất. Các loại bong bóng vàng, BĐS, chứng khoán nổ vỡ, trở về với giá trị thực.

Giai đoạn cuối cùng “bể” là lúc FED sẽ thu về lượng tài sản khổng lồ
Giai đoạn cuối cùng “Bể” là lúc FED sẽ thu về lượng tài sản khổng lồ

Lúc này, Fed là con cá mập to chỉ việc há to hàm nuốt hết tài sản của những tay mơ còn chưa hiểu được vì sao mình phá sản.

Đó chính là 4 giai đoạn của chu kỳ “xén lông cừu” mà Fed thực hiện với khoảng thời gian kéo dài từ 10-12 năm. 

Nói tóm lại như sau: Chỉ 1 hành động hạ lãi suất, Fed sẽ xuất khẩu được lạm phát đi khắp thế giới. Cũng chính nhờ đó mà xuất khẩu được khối nợ khổng lồ của Mỹ đi các nước. Khi kinh tế hồi phục cũng là lúc các nước đang trả nợ thay cho nước Mỹ. Cuối quy trình, đồng USD lại mạnh như xưa. Quy trình xén lông cừu lại chuẩn bị tiếp tục vòng lặp của nó.

Vai trò của vàng trong quy trình xén lông cừu của Fed

Chính cách Fed vận hành nền kinh tế thế giới như vậy nên giá vàng cũng sẽ phản ứng theo các diễn biến của chu trình này. Chúng ta đều biết rằng kim loại màu vàng này rất khắc USD. Việc tăng giảm lãi suất cơ bản của Fed trực tiếp làm cho sức mạnh của đồng đô la mạnh lên hoặc yếu đi.

Khi đó giá vàng cũng sẽ biến động ngược chiều. Hãy xem qua 2 biểu đồ giá vàng và lãi suất cơ bản của Fed trong giai đoạn 2000-2012 là bạn sẽ thấy rõ vì sao vàng lại có chu kỳ tăng 10 năm. 

Hai biểu đồ trên cho ta biết được vì sao giá vàng lại có chu kỳ tăng giá 10 năm. 

Giai đoạn 1: Giá vàng tăng trước khủng hoảng

Đầu tiên, hãy chú ý vào giai đoạn từ sau năm 2000 khi bong bóng dotcom đổ vỡ. Giá vàng tăng ở giai đoạn này do lạm phát tăng cao, tiền được Fed bơm ra đã ngấm vào các kênh như vàng, bất động sản, chứng khoán. Vàng là một trong những tài sản tăng giá do USD yếu đi. 

Tiếp theo, vào giai đoạn 2004 trở đi khi Fed có những động thái tăng lãi suất. Giá vàng tiếp tục tăng bởi lực mua vào vàng lớn của các quỹ tiền tệ, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Họ mạnh mẽ mua vàng vào vì Fed nâng lãi suất là một dấu hiệu của khủng hoảng đang tới. 

Trước khủng hoảng, vàng sẽ tăng do các dòng tiền lớn đổ xô tìm nơi trú ẩn - chu kỳ giá vàng
Trước khủng hoảng, vàng sẽ tăng do các dòng tiền lớn đổ xô tìm nơi trú ẩn

Giai đoạn 2: Giá vàng giảm rồi tăng mạnh mẽ sau khủng hoảng

Khi lãi suất tăng mạnh, lạm phát giảm do lượng hàng hóa sản suất ra dồi dào lãi suất thực sẽ tăng. Đây là lúc người dân, các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải bán vàng, bán bất động sản để trả nợ do lãi cao hoặc là đem tiền gửi ngân hàng lấy lãi.

Đó cũng chính là giai đoạn “Hút” của chu kỳ xén lông cừu. Kết thúc giai đoạn này, nền kinh tế chính thức bước vào khủng hoảng 2008. Phần này bạn có thể xem ở 1 bài viết khác của tôi nói rõ về quan hệ lãi suất cơ bản của Fed và giá vàng tại đây.

Lúc này vàng mới thực sự tăng mạnh do tiền lại tiếp tục được bơm ra. Các chương trình mang tên “Nới lỏng định lượng lần 1,2 và 3” khiến USD lại bị mất giá, Fed lại há miệng nuốt trọn các doanh nghiệp bị phá sản hoặc không thể sống nổi nếu như không có tiền của Fed. Chu trình xén lông cừu lại tiếp tục. 

Tổng kết

Bài viết là khá dài tuy nhiên tôi hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Fed – tổ chức tài chính quyền lực lớn nhất thế giới. Giờ thì có thể bạn đã tin Fed chính là nhà cái làm chủ cuộc chơi. Việc theo dõi các động thái của tổ chức này có thể giúp bạn dự đoán chính xác những gì sẽ diễn ra. Đó chính là điều tôi mong các bạn làm được sau những bài viết như thế này. Lời cuối xin chào và chúc các bạn thành công.

4.8/5 - (559 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *