Giá Vàng Hôm Nay 3/3: Giá Vàng Thế Giới Liên Tiếp Dò Đáy, Đối Lập Với Giá Vàng Trong Nước
Giá vàng thế giới có lúc rơi xuống còn 1.716,5 USD/ounce trong ngày hôm qua, tiếp tục bốc hơi hơn 40 USD/ounce trong một ngày. Giá vàng trong nước ngày 3/3 tiếp tục nối dài chuỗi ‘vận động’ bất thường, bỏ ngày càng xa vàng thế giới.
Thị trường vàng trong nước có điểm gì bất thường?
Bỏ xa giá vàng thế giới 8 triệu đồng/lượng là một kỷ lục mới, mà giá vàng SJC vừa thiết lập trong ngày hôm nay. Đây là điểm rất bất thường khi giao dịch trên thị trường không có biến động, sức mua không đột biến, thậm chí có thể nói khá ảm đạm.
Một điểm bất thường khác là vàng trong nước vẫn đang vận động theo kiểu “mình một chợ” trong suốt giai đoạn từ ngày vía Thần Tài đến nay. Khi giá vàng thế giới tụt từ đỉnh cao 2.000 USD/ounce về mức giá hồi tháng 6/2020 (ở 1.735 USD/ounce), thì vàng SJC trong nước đã tăng khoảng hơn 7 triệu đồng/lượng từ 48,8 triệu đồng/lượng ở thời điểm tháng 6/2020 lên tới 56 triệu đồng/lượng như hiện nay.
Giới phân tích cho rằng, giá vàng trong nước luôn đi theo giá thế giới, nhưng còn tùy theo cung – cầu và cả việc cân đối của người bán, nên mức độ tăng, giảm nhiều hay ít và ở mỗi thời điểm sẽ khác nhau.
Lý giải về hiện tượng mức giá vàng SJC luôn neo cao hơn rất nhiều so với giá thế giới từ ngày vía Thần tài đến nay và chênh lệch giữa giá mua và bán cũng được nới rộng, có người cho rằng, khả năng nguồn mua vào trước đó của giới kinh doanh có thể đã ở mức cao, nên họ vẫn muốn găm giữ giá cao. Người mua vào trong giai đoạn này, vừa mua xong đã lỗ.
Khả năng giá vàng sẽ lại đảo chiều mạnh
Giá vàng thế giới liên tục đảo chiều, tuy nhiên giảm nhiều hơn tăng, trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và nhu cầu đối với tài sản rủi ro tăng. Vàng tiếp tục giảm giá trong những ngày đầu tháng mới, cho dù đã giảm khoảng 6,8% trong tháng 2 và giảm khoảng 2,5% trong tháng 1.
Dù đã tăng trở lại trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Ba (2/3) vì lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ và đồng USD suy yếu, nhưng thêm một lần nữa, giá vàng giao ngay mất các mốc hỗ trợ quan trọng. Giá kim loại quý đã bước sang ngày giảm thứ 6 liên tiếp và đang ở vùng thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Vàng có mối quan hệ chặt chẽ với kỳ vọng lạm phát nhưng quan trọng hơn, vàng bám chặt lãi suất thực, vì vậy nếu lãi suất danh nghĩa tăng nhanh hơn lạm phát, thì vàng sẽ chịu áp lực giảm. Chuyên gia Lobo Tiggre của The Independent Speculator phân tích, hãy nhìn vào bảng giá cả hàng hóa.
Hãy nhìn cụ thể hơn vào các mặt hàng giao dịch từ đồng, niken,… tất cả đều đang chạm mức cao nhất trong nhiều năm. Ngay cả giá các mặt hàng từ thực phẩm và dầu ăn cũng đang tăng lên. Có thể mất một thời gian, để giá đồng cao hơn có thể tác động tới giá các sản phẩm bán trong siêu thị, nhưng nếu ngũ cốc tăng giá, điều đó ngay lập tức sẽ được hiển thị trên bảng giá.
Giá vàng thế giới ngày 3/3
Trong phiên giao dịch sáng ngày 3/3, giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,07% xuống 1.736,6 USD/ounce vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam), theo kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng giảm 0,09% xuống 1.735,3 USD/ounce.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (2/3), phục hồi từ đáy hơn 8 tháng vì đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, theo đó thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản an toàn là vàng.
Mặc dù vậy, đầu phiên giao dịch, có thời điểm giá vàng giảm sâu xuống 1.706,7 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 15/6/2020.
Đồng USD đã giảm 0,3% sau khi lên cao trong gần 4 tuần so với các đồng tiền đối thủ. Đồng bạc xanh suy yếu giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.
Vàng cũng nhận được hỗ trợ khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm từ đỉnh một năm, được xác lập vào tuần trước, trong khi thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc sau khi tăng mạnh vào đầu tuần.
Trên thị trường kim loại, giá bạc tăng 1,4% lên 26,84 USD/ounce. Đầu phiên, giá cũng giảm xuống mức thấp trong hơn một tháng.
Giá palladium tăng 0,8% lên 2.369,26 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 2,1% lên 1.209,58 USD/ounce.
Giá vàng trong nước ngày 3/3
Giá vàng trong nước hôm nay ngày 3/3 của những công ty, tập đoàn uy tín tại Việt Nam.
Giá vàng tại SJC mua vào 55,750,000/lượng (tăng 50,000/lượng), bán 56,150,000/lượng (tăng 50.000/lượng). Mức chênh lệch mua vào bán ra là 400.000/lượng.
Tại PNJ, giá vàng mua vào bán ra lần lượt là 55,700,000/lượng (tăng 50,000/lượng) và bán 56,150,000 (tăng 50.000/lượng). Chênh lệch mua bán là 450.000/lượng.
Tại DOJI, giá vàng niêm yết ở mức mua vào 55,750,000/lượng (tăng 50,000/lượng), bán ra 56,150,000/lượng (tăng 50,000/lượng) ở chiều mua vào và bán ra. Biên độ mua bán là 400.000/lượng.
Tập đoàn Phú Quý mua vào ở mức 55,750,000/lượng (giảm 50,000/lượng), bán ra ở mức 56,100,000/lượng (giảm 80.000/lượng). Chênh lệch mua vào bán ra là 350.000/lượng.
Giá vàng tại Bảo Tín Minh Châu giá mua về mức 55,770,000/lượng (giảm 30.000/lượng), trong khi chiều bán về mức 56,100,000/lượng (giảm 50.000/lượng). Biên độ chênh lệch mua bán là 330.000/lượng.
Khi đó thì Mi Hồng có giá mua vào là 55,800,000/lượng (tăng 50.000/lượng), bán ra 56,000,000/lượng (giảm 100,000/lượng). Chênh lệnh mua bán là 200.000/lượng.
Ở ngân hàng Eximbank thì có giá mua là 55,770,000/lượng, bán ra 55,970,000/lượng. Biên độ chênh lệch giữa mua và bán là 200.000/lượng.