Dự Đoán Giá Vàng Tuần 3 Tháng 1
Giá vàng tuần qua (từ 11/1 đến 16/1) ghi nhận vàng SJC có nhiều phiên tăng giảm mạnh theo xu hướng giá vàng thế giới. Nhưng vẫn kết thúc tuần với mức tăng 50.000 – 150.000 đồng/lượng. Nhiều dự đoán cho rằng tuần 3 tháng 1 sẽ là 1 tuần tiếp tục giảm của kim loại quý. Hãy cùng Giavangvietnam điểm qua những diễn biến của giá vàng trong và ngoài nước.
Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua
Mở phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai (ngày 11/1). Giá vàng trong nước giảm mạnh tại các cửa hàng kinh doanh trên cả nước. Có nơi báo giảm tới 500.000 – 550.000 đồng/lương.
Theo đó, tại cửa hàng Doji, giá vàng SCJ bị điều chỉnh giảm mạnh 450.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 550.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá vàng tại cửa hàng Phú Quý cũng giảm tới 500.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua – bán.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 12/1. Giá vàng tiếp tục giảm thêm 50.000 – 200.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh trên toàn quốc.
Vàng SJC phục hồi nhẹ sau đó trong phiên giao dịch ngày 13/1. Sau đó chững lại trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (14/1).
Giá vàng trong nước bất ngờ đảo chiều trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (15/1). Khi tăng thêm 50.000 – 200.000 đồng/lượng tại hầu hết hệ thống cửa hàng vàng được khảo sát.
Tuy nhiên, xu hướng này không duy trì được lâu khi giá vàng đảo chiều lần nữa và giảm trở lại 150.000 – 350.000 đồng/lượng trong phiên cuối tuần.
Diễn biến giá vàng thế giới trong tuần qua
Giá vàng thế giới cũng đã những phiên rung lắc mạnh trong tuần qua. Vì tác động của đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ.
Sau khi mất hơn 4% vào tuần trước đó, giá vàng tăng gần 1% trong phiên giao dịch đầu tuần. Nhờ vào đề xuất gói cứu trợ COVID-19 của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Tuy nhiên, giá vàng giảm trở lại trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/1). Vì đồng USD mạnh và sự gia tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã đánh bại yếu tố hỗ trợ giá vàng là kỳ vọng lạm phát tăng cao tại Mỹ.
Chuyên gia phân tích kim loại cấp cao của Kitco, Jim Wyckoff cho biết sự phục hồi của chỉ số USD Index và lợi suất tăng sẽ tiếp tục gây áp lực đối với vàng trong ngắn hạn.
Giá vàng tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/1). Nhưng đà tăng bị kìm hãm ở giữa mức 1.800 USD vì những nhà đầu tư đặt cược vào đà tăng của giá vàng. Họ lo ngại một đợt tăng khác từ lợi suất trái phiếu.
Mặc dù vậy, vàng đảo chiều và giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (14/1) dù Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Joreme Powell cho biết sẽ không nâng lãi suất sớm và bất kỳ sự gia tăng nào cũng phải dựa vào sự phục hồi đáng kể của nền kinh tế.
Thực tế, giá vàng giao sau đã tăng vọt lên tới 1.857,3USD/ounce ngay sau phát biểu của ông Powell. Trước khi giảm trở lại vì sự gia tăng của lợi suất trái phiếu.
Nhìn lại lịch sử để dự đoán giá vàng tuần 3 tháng 1
Vàng! Vua Midas thèm muốn nó, người Inca tôn thờ nó. Những mảnh Vàng sáng bóng đó đã bắt đầu một làn sóng đổ xô đến California vào thế kỷ 19. Các gia đình ở Ấn Độ sử dụng nó để tích trữ tài sản trên tay của con gái họ.
Sức quyến rũ của Vàng vẫn không bị mài mòn như chính kim loại quý này. Ngay cả khi giá của nó phụ thuộc vào sự điên rồ và thời kỳ của môi trường xung quanh. Vàng thỏi được biết đến nhiều nhất với tư cách tài sản trú ẩn lâu đời giúp chống lạm phát. Nhưng có rất nhiều yếu tố xung đột có thể kích thích các nhà đầu tư. Khi thị trường tài chính biến động trong đại dịch Covid-19. Vàng đã tăng lên trên mức $2,000/ounce, tạo đỉnh cao nhất mọi thời đại. Điều đó thổi luồng sinh khí mới vào câu hỏi cũ là tại sao các nhà đầu tư vẫn quan tâm tới loại hình nguyên thủy nhất của tiền này.
Tình hình hiện tại giá vàng
Vàng leo lên mức đỉnh cao mới vào tháng 8 năm 2020 khi cuộc khủng hoảng y tế giải phóng những nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu trú ẩn khỏi tình trạng hỗn loạn. Những động thái nhằm nâng đỡ kinh tế toàn cầu khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Dẫn đến việc các ngân hàng trung ương tạo ra một lượng lớn tiền mới. Làm dấy lên những lo ngại tương tự về sự trỗi dậy của lạm phát. Thậm chí có thể khiến đồng Dollar suy yếu. Đó là thứ đã từng giúp Vàng lên mức cao kỷ lục trước đó vào năm 2011.
Các sự kiện bất ngờ và căng thẳng địa chính trị có thể khiến Vàng thỏi tăng giá đột biến. Chẳng hạn như cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Xung đột đó, cùng với Covid-19, đã giúp đẩy kim loại này tăng 70% từ cuối năm 2018 đến cuối năm 2020, ngay cả khi lạm phát vẫn ở mức rất thấp. Một số nhà giao dịch cho rằng nguyên nhân là do kỳ vọng lợi suất thực sụt giảm, (lãi suất đã điều chỉnh lạm phát). Khi lãi suất giảm, vàng trở nên hấp dẫn hơn vì chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý – thứ không tạo ra các khoản thanh toán cố định hay cổ tức – giảm xuống.
Lập luận trái chiều khi giá vàng tuần 3 tháng 1 sẽ phục hồi trở lại
Một số người hâm mộ kim loại quý, được gọi với cái tên “bọ vàng”, tin rằng nó nên được khôi phục lại vị trí của nó với tư cách là tài sản bảo lãnh cho các đồng tiền pháp định để buộc các chính trị gia duy trì kỷ luật, ngăn họ in tiền quá nhiều để chi tiêu hay trả nợ. (Một lập luận tương tự được đưa ra bởi những người đam mê các đồng tiền điện tử có lượng cung hạn chế, chẳng hạn như Bitcoin.) Nhưng có một số vấn đề khác: Vàng cũng có thể được coi là một cái gọi là hàng hóa Veblen, có nghĩa là khi giá tăng, bản chất độc quyền của nó có thể khiến nó thậm chí còn được mong muốn hơn.
Và đặc biệt, khi Vàng tăng giá, nó thu hút nhiều sự chú ý và rất nhiều bài viết về nó – điều này có thể khiến nhiều nhà đầu tư hơn nữa đổ tiền vào. Đây là những lập luận trái chiều cho rằng giá vàng tuần 3 tháng 1 sẽ phục hồi trở lại. Giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về thứ kim loại quý.